Thu nhập “Khủng” từ nghề Chăm sóc bệnh nhân

Dịch vụ chăm sóc người bệnh được nhiều gia đình quan tâm và sử dụng. Người chăm sóc bệnh nhân cần có thời gian, kinh nghiệm và kỹ năng, thế nhưng con cháu lại bận rộn với nhiều công việc không có thời gian để chăm sóc người thân của mình.

Tại nhiều bệnh viện ở Hà Nội, dễ dàng bắt gặp những chị em làm “điều dưỡng viên” với dịch vụ nhận chăm sóc bệnh nhân cả ngày lẫn đêm.

Chăm sóc bệnh nhân nhận được tiền lương khủng từ 6 đến 10 triệu/tháng.

    Nghề chăm sóc bệnh nhân ở bệnh viện là một nghề tự phát, đã nở rộ cùng nhu cầu của những gia đình người bệnh. Đây nhanh chóng trở thành một nghề “hot” vì không cần vốn, “thị trường” công việc rộng, và quan trọng hơn cả là thu nhập khá cao nên đang phát triển rất mạnh.
    “Khảo giá” một số người nhà bệnh nhân và những người đang làm hoặc đang chờ việc tại bệnh viện Hữu nghị Việt – Xô, bệnh viện Quân y 108, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Lão khoa…được biết, giá một ngày công của một người chăm sóc là 250.000 đồng đối với bệnh nhân bình thường và 300.000 – 400.000 đồng đối với bệnh nhân nặng, kèm theo 2 bữa cơm mỗi ngày.          
    Ngoài ra, người nhà bệnh nhân phải thuê hoặc mua chiếu, giường xếp cho người chăm sóc. Như vậy, nếu có "mối" làm đều đặn, mỗi tháng những người làm nghề trông bệnh nhân này có thể "bỏ túi" từ 6 triệu - 10 triệu đồng, một mức thu nhập "trong mơ" đối với rất nhiều người lao động nhập cư tại Hà Nội.   

cham-soc-benh-nhan  

Cái giá của thu nhập cao

    Nghề chăm sóc bệnh nhân là nghề vất vả, có những đêm người chăm sóc phải thức cả đêm chăm sóc người bệnh, thậm chí nếu chăm sóc những người bị mắc bệnh truyền nhiễm thì nguy cơ người chăm sóc bị dính bệnh cũng rất cao.

    Chị Nguyễn Thị Mười (quê Thái Nguyên), một người có kinh nghiệm 12 năm “ăn cơm bệnh nhân, ngủ giường bệnh viện” cho biết, để làm được nghề này, cần nhất là sự chịu khó, khéo léo và thành thạo những kỹ năng cơ bản của điều dưỡng, chăm sóc bệnh nhân. 
Thêm vào đó, phải tinh ý để đoán được tính bệnh nhân, phải hay chuyện và kiên nhẫn để lắng nghe những câu chuyện dây cà dây muống, không đầu không cuối của người bệnh, và cũng phải biết nhẫn nhịn để ứng phó với sự “quái tính” của bệnh nhân và người nhà họ.

    Đằng sau những nghề “hot” với thu nhập cao ấy không ít vấn đề tiềm ẩn. Do là một nghề tự phát, không có tổ chức quản lý, người lao động lại không được đào tạo bài bản nên trong quá trình hành nghề có nhiều vấn đề phát sinh. Thường thấy nhất là giữa những người chăm sóc và gia đình bệnh nhân đôi khi xảy ra mâu thuẫn như coi thường, nghi ngờ người chăm sóc ăn cắp tiền, nói dối hoặc làm việc không tận tâm.          
    Cô Đỗ Thị Thoan (quê Thái Bình), nay đã 45 tuổi, cho hay, trong 5 năm làm nghề, không ít lần cô ức đến phát khóc khi bị người nhà bệnh nhân, chỉ trạc tuổi con mình vừa dặn dò người bệnh cẩn thận tiền nong, ra vừa lườm nguýt cô, còn xách mé gọi cô là “con ô sin”. “Ô sin thì cũng là người, cũng có lòng tự trọng, chúng tôi làm việc lương thiện để lấy tiền công, làm cả những việc nặng mà người nhà không muốn làm, vậy mà lại bị họ coi thường, tủi thân lắm!”, chị Nụ một "đồng nghiệp" của cô Thoan tiếp lời.

   Như vậy, Nghề Chăm sóc bệnh nhân tuy lương có cao nhưng cái giá phải trả cũng khá đắt. Những gia đình có nhu cầu cần người chăm sóc người bệnh nên trao đổi trực tiếp công việc và có cái nhìn tích cực hơn về người lao động đi làm thuê.

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline - 0967252998
CSKH - 0967252998