Tín hiệu vui cho người làm nghề giúp việc gia đình

Nghị định mới của Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ ngày 25/5 sắp tới đây sẽ tác động và làm thay đổi nhận thức của xã hội về nghề giúp việc gia đình. Qua đó, người giúp việc gia đình (NGVGĐ) sẽ được hưởng mọi chế độ, chính sách, tiền lương… và được công nhận là một nghề trong xã hội.

Theo Nghị định 27/2014/NĐ-CP của Chính phủ, khi chủ nhà muốn sử dụng lao động là NGVGĐ đồng nghĩa với việc phải ký hợp đồng lao động với NGVGĐ. Theo đó, NGVGĐ sẽ được hưởng các chế độ như: Nghỉ ít nhất 8 giờ, trong đó, có 6 giờ nghỉ liên tục; được nghỉ các ngày lễ, Tết theo quy định của Nhà nước và có 12 ngày phép có lương/năm. Bên cạnh đó, mức lương tối thiểu NGVGĐ được chi trả, không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và được ghi trong hợp đồng lao động, chủ sử dụng lao động có trách nhiệm phải đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội cho NGVGĐ. Trong trường hợp chủ sử dụng lao động yêu cầu NGVGĐ làm thêm giờ hoặc làm thêm vào ngày nghỉ, ngày lễ, họ phải trả tiền làm thêm cho NGVGĐ theo quy định của pháp luật.

hop-dong-nguoi-giup-viec-gia-dinh

Ký hợp đồng lao động tại Giúp việc 88

Do đặc thù lao động gia đình sử dụng chủ yếu là phụ nữ, làm việc và sinh hoạt với gia đình chủ sử dụng lao động nên Nghị định mới này có hiệu lực, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thuận lợi hơn cho những người làm nghề giúp việc gia đình, NGVGĐ cũng không bị mặc cảm bởi nghề nghiệp của họ. Khác với trước kia, nghề giúp việc gia đình luôn bị coi là thấp kém, không được tôn trọng và tình trạng nhiều lao động giúp việc gia đình bị ngược đãi, đánh đập, thậm chí bị quấy rối tình dục…. Trên thực tế, có rất nhiều NGVGĐ cũng đã nắm bắt được thông tin về Nghị định 27 của Chính phủ và vô cùng phấn khởi. Chị Lê Thị Thanh, quê Thượng Trưng (Vĩnh Tường) cho biết: “Đã gần chục năm nay tôi đi làm giúp việc, chỉ nghe thấy những vụ bạo hành, đối xử thô bạo với người giúp việc, chứ chưa nghe thấy thông tin nghề nghiệp của chúng tôi sẽ được xã hội thừa nhận và chủ sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm đóng các loại bảo hiểm cho chúng tôi. Nếu được như thế chúng tôi thấy phấn khởi vì nghề nghiệp của mình không còn bị nhiều người coi thường nữa.”

>>> Bài viết mới nhất: Giúp việc 88 mách bạn mẹo nhỏ khi giúp việc chăm ông bà khó tính

Có chung ý kiến như chị Thanh, chị Bùi Thị Mai, quê Đạo Tú (Tam Dương) cho biết: “Người giúp việc gia đình như tôi sinh hoạt và làm việc chung với nhà chủ, được chủ nhà trả lương xứng đáng với công sức lao động. Thế nhưng, trong con mắt của xã hội và của nhiều người, những người làm nghề giúp việc như chúng tôi bị coi là thấp kém và có rất nhiều định kiến về nghề giúp việc, điều này khiến tôi rất buồn. Từ khi biết được thông tin nghề giúp việc sẽ được công nhận là một nghề trong xã hội và được hưởng mọi chế độ, chính sách, được đóng bảo hiểm…khiến tôi rất phấn khởi, điều mà những người làm nghề giúp việc như chúng tôi mong mỏi bấy lâu nay đã thành hiện thực.”

giup-viec-gia-dinh-tai-ha-noi

Tuy nhiên, điều chị Mai cũng như nhiều người giúp việc băn khoăn, đó là việc các chủ sử dụng lao động liệu sẽ có trách nhiệm ra sao, để chị cũng như các chị em làm nghề giúp việc được hưởng quyền lợi của mình. Để giải đáp những thắc mắc của chị, cũng như nhiều chị em làm nghề giúp việc gia đình, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Duy Hiếu, Phó Trưởng phòng Lao động – Việc làm, Sở Lao động, thương binh và xã hội cho biết: “Hiện nay, nhu cầu sử dụng lao động là NGVGĐ ở các địa phương là rất lớn. Sở đang kết hợp với các ban, ngành ở địa phương tiến hành điều tra về số lượng lao động giúp việc. Sau khi nắm bắt được số liệu cụ thể, sở sẽ tiến hành tập huấn, hướng dẫn thủ tục cho các cán bộ địa phương về cách thức thực hiện nghĩa vụ của chủ sử dụng lao động, với người giúp việc, để các gia đình có sử dụng lao động giúp việc nắm bắt được. Theo đó, chủ sử dụng lao động sẽ phải thực hiện ký kết hợp đồng lao động với NGVGĐ theo đúng yêu cầu của pháp luật và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với NGVGĐ. Người giúp việc hoàn toàn yên tâm rằng quyền lợi của mình sẽ được đảm bảo và thực thi đầy đủ”.

Hy vọng rằng, khi Nghị định 27 của Chính phủ thực sự có hiệu lực, quyền lợi và nghĩa vụ của cả chủ sử dụng lao động và người làm nghề giúp việc gia đình đều sẽ được thực hiện đầy đủ.

Nguồn: Báo Vĩnh Phúc

Giupviec88.com

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline - 0967252998
CSKH - 0967252998