Những lưu ý vô cùng quan trọng cho mẹ bầu khi mang thai ở tháng cuối

Chỉ còn đếm từng ngày để mẹ được gặp con, được bế ắm con, được ngắm nhìn con trong hạnh phúc. Vậy mẹ nên làm gì để chuẩn bị tươm tất nhất khi đón chào con đến với thế giới mới.

Đến tháng thai thứ 9, cơ thể mẹ vẫn tiếp tục

  • Đầu tiên, mẹ vẫn tiếp tục tăng cân đều đặn, một số mẹ bầu còn có sự tăng cân rõ rệt hay, thậm chí một vài trường hợp giảm cân. Những dấu hiệu này, mẹ bầu không đáng lo ngại nhưng trông vẫn rất cồng kênh và to xù.
  • Cảm giác chân tay phù nên hơn rất nhiều: đây là tháng mà cơ thể mẹ bị xuống nước nhiều hơn nên cảm giác phù nền ở chân, tay, mặt sẽ nhận thấy rõ rệt.
  • Đi tiểu thường xuyên: do cân nặng của bé cũng tăng đáng kể trong thời gian này nên sẽ tác động mạnh lên bàng quang của mẹ. Do vậy, mẹ sẽ có dấu hiệu đi tiểu thường xuyên.
  • Mệt mỏi: khi trọng lượng cơ thể gia tăng lớn, thừa năng lượng sẽ khiến mệt mỏi. Thường ở tháng thai thứ 9 với chiều dài và cân nặng của bé sẽ khiến bụng mẹ bị gia tăng áp suất, khiến mẹ mệt mỏi thường xuyên.
  • Bầu vú và đầu vú cũng trở lên to và mềm hơn, bắt đầu có dấu hiệu rỉ sữa

Tháng thai cuối, mẹ cần lưu ý những gì?

  • Mẹ cần gặp bác sỹ sản khoa mỗi tuần. Với những lần khám đấy, bác sỹ sẽ kiểm tra sức khỏe và cổ tử cung của mẹ để nhận biết khi nào bé có thể sẵn sàng chào đời.
  • Do bé tăng kích thước, cơ thể mẹ nặng nề khiến mẹ sẽ khó thở hơn. Do vậy, mẹ cần phải học cách điều hòa hơi thở một cách đều đặn. Ngoài ra, việc học kỹ thuật thở cũng giúp cho mẹ rất nhiều trong quá trình sinh tự nhiên để đón bé chào đời.
  • Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ, đều đặn, bổ sung thêm vitamin để cơ thể mẹ không bị mất nước. Tránh xa các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê.
  • Suy nghĩ tích cực, thư giãn tinh thần giúp ngăn ngừa những căng thẳng, hoảng loạn sau sinh. Ngoài ra, việc lo nghĩ quá nhiều sẽ khiến việc co thắt tử cung bị ức chế, quá trình chuyển dạ kéo dài hoặc gây khó sinh.
  • Với mẹ bầu không bị bác sỹ khuyến cáo nằm nghỉ ngơi một chỗ, thì mẹ nên đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng thường xuyên. Điều này sẽ giúp mẹ vượt cạn dễ dàng và thành công hơn.
  • Mẹ bầu tránh thụt rửa âm đạo quá sâu sẽ gây ra tình trạng băng huyết. Do vậy, mẹ chỉ nên vệ sinh “ cô bé” nhẹ nhàng bằng nước sạch

Dấu hiệu báo hiệu con đã sẵn sàng để gia nhập với thế giới mới

Dù công nghệ ngày càng hiện đại, nhưng trên thực tế tỉ lệ các ca sinh đúng theo dự kiến chỉ chiếm khoảng 5%. Do vậy, mẹ bầu cần phải nắm vững các kiến thức về dấu hiệu báo sinh để con kịp thời chào đời.

  • Cơn co thắt diễn ra với tuần suất ngày càng nhiều từ 30 – 70s/ 1 lần.
  • Cổ tử cung dần mở: tùy thuộc vào mỗi cơ thể mẹ bầu khách nhau thì độ mở của cửa tử cung cũng sẽ khác nhau ít nhiều.
  • Tăng dịch tiết âm đạo: trước khi sinh, mẹ có thể bị ra dịch màu hồng. Tuy nhiên, nếu dịch tuôn nhiều và thành dòng, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay.
  • Tình trạng đau lưng và chuột rút diễn ra nhiều hơn: Để chuẩn bị cho bé chào đời, các cơ khớp vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng.

Mẹ cần theo dõi sát sao những ngày cuối của chu kỳ thai nghén để con chào đời khỏe mạnh nhé.

Xem thêm chi tiết tại: http://giupviec88.com/dich-vu/giup-viec-gia-dinh

Nguồn: Giupviec88.com

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline - 0967252998
CSKH - 0967252998