Mẹ làm gì để giúp con vượt qua khủng hoảng tâm lý khi con vào lớp 1

Giai đoạn vào lớp một là một trong những mốc quan trọng nhất trong quãng đời của bé. Ngày còn ở mẫu giáo, bé được thỏa thích ngủ nướng, bé chỉ cần vui chơi, ăn uống ngoan ngoãn với các bạn ở trường, học những điều cơ bản, thích thú và hấp dẫn.

Còn vào lớp 1, bé phải làm quen với môi trường hoàn toàn khác nên có nhiều bé thậm chí rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý.

Biểu hiện khi con bị khủng hoảng tâm lý

  • Bé kém vui, ít cười nói hơn trước, thậm chí rụt rè, nhút nhát hơn, không thích giao lưu, vui chơi cùng các bạn.
  • Bé sợ hãi và tỏ ra chán nản, không muốn ăn uống.
  • Luôn tỏ ra mệt mỏi hay buồn ngủ, buổi sáng ngủ nướng không muốn thức dậy đi học.
  • Con hay quấy khóc, bám mẹ, không chịu đi học, thậm chí còn giả vờ đau bụng, đau chân vào mỗi sáng khi đi học. 
  • Không hứng thú với bài vở và tỏ ra gượng ép khi phải học bài…

Thông thường những biểu hiện trên trẻ nào cũng gặp phải, nhưng nếu dù con đã đi học lớp 1 được một thời gian mà bé vẫn còn những biểu hiện trên thì mẹ nên chú ý quan tâm và khắc phục cùng con càng sớm càng tốt.

Vì nếu để tình trạng này quá lâu, bé sẽ chán nản học hành, học không tập trung, thậm chí bé có thể bị strees, trầm cảm nếu như không được bố mẹ can thiệp sớm.

Vì sao trẻ có những biểu hiện khủng hoảng tâm lý như vậy

  • Thay đổi môi trường, trước ở mầm non, bé không bị gò bó, ép buộc gì cả, bé có thể dậy muộn, mặc những bộ quần áo bé thích, đến lớp bé chỉ cần ăn ngủ, vui chơi ngoan ngoãn với bạn bè và học hát, học múa cùng các cô, các bạn. Nhưng vào lớp một, bé phải tập dậy sớm mỗi ngày, mặc quần áo đồng phục, học tập cũng căng thẳng và áp lực hơn.
  • Thầy cô ở trường học không còn nhẹ nhàng, chiều chuộn bé như ở mẫu giáo, thậm chí khi con làm sai có thể bị phạt hoặc đánh đòn.
  • Áp lực học tập, điểm số từ bố mẹ, thầy cô.
  • Sự thay đổi bạn bè mới.

Bố, mẹ cần làm gì để giúp con vượt qua khủng hoảng tâm lý này

  • Cha mẹ phải bình tĩnh, kiên nhẫn, vừa cứng rắn vừa mềm dẻo để giúp con bình ổn lại tâm lý. Vì nếu ba mẹ càng quát mắng, đe dọa sẽ càng khiến con chán nản, mệt mỏi và sợ hãi hơn.
  • Giải thích cho con hiểu vì sao con cần phải đến trường đi học: con đến trường được học đọc, học viết, học nói…con sẽ biết nhiều thứ tiếng để giao tiếp với nhiều người khác nhau, con sẽ được vui chơi cùng nhiều bạn bè mới.
  • Thường xuyên kể cho con những điều thú vị xung quanh môi trường mới con theo học để tạo hứng thú cho con.
  • Tạo tâm lý ổn định cho con bằng lới hứa: “ con học ngoan, chiều về mẹ đón con nhé” hay có thể tạo thêm động lực cho bé đi học: “ con học ngoan, chiều về mẹ cho con đi chơi nhé”…để con luôn cảm thấy mình luôn có bố, mẹ bên cạnh.
  • Tuyệt đối không nên dọa nạt con bằng câu quen thuộc mà các bố, mẹ vẫn hay dùng: “ con không ngoan, mẹ sẽ mách cô A”…Bởi bản thân con đã sợ sệt với các thầy cô trên trường, nếu mẹ càng dọa nạt bé sẽ càng tạo ác cảm và sợ sệt trong lòng bé hơn.
  • Đặc biệt, mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho con tốt nhất trước khi con tiếp cận với môi trường mới, để con không lạ lẫm khi vào:

              - Mẹ và bé có thể đóng vai cô giáo, học sinh để bé quen dẫn với sự nghiêm khắc của cô.

            - Hướng dẫn con cách hòa nhập với các bạn mới: bắt chuyện với các bạn, vui chơi cùng bạn bè, tặng quà cho bạn…để con thích nghi với các bạn mới. Hoặc mẹ có thể cho con học cùng với một vài người bạn ở trường mẫu giáo của con, để con không bị cô lập trước nhiều bạn mới.

Mẹ chỉ cần luôn ở bên con, yêu thương, vui chơi cùng con là một liều thuốc hữu hiệu nhất giúp con khỏe mạnh và vui vẻ nhất. Nhưng cuộc sống hiện tại của bé có quá nhiều áp lực công việc, nhà cửa...khiến mẹ không có thời gian dành cho con nữa. Vì vậy, thuê một cô giúp việc sẽ giúp mẹ có thời gian bên con. Và Giúp việc 88 ra đời là để thực hiện sứ mệnh quan trọng cho các mẹ. Đừng vì một chút lơ là mà ảnh hưởng đến cả cuộc đời của con.

Có thể mẹ quan tâm: http://giupviec88.com/dich-vu/giup-viec-gia-dinh

Nguồn: Giupviec88.com

 

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline - 0967252998
CSKH - 0967252998