Mẹ cần biết những dấu cảnh báo hiệu nguy hiểm ở bé sơ sinh

Trong những tháng tuổi đầu tiên, hệ miễn dịch của con còn khá non yếu nên rất dễ bị mắc bệnh. Vì vậy, là người luôn sát bên con, mẹ cần theo dõi, quan sát và phát hiện những dấu hiệu bất thường trên cơ thể con để kịp thời xử lý.

Trẻ ngừng thở

Để nhận biết bé có ngừng thở hay không, mẹ cần quan sát lồng ngực của bé, ghé vào tai và mũi để cảm nhận hơi thở của con. Đồng thời quan sát xem màu da của con từ hồng hào chuyển sang tím hoặc trắng bệch.

Ngay lúc này, mẹ cần thổi ngạt cho con bằng cách:

  • Đặt bé nằm thẳng, đầu hơi ngửa để giúp đường thở thông thẳng từ khoang miệng đến phổi.
  • Áp miệng và thổi hơi vào miệng và mũi con ( thổi nhẹ nhàng, khoảng 25 lần /1 phút), nếu thổi mạnh có thể gây tổn thương cho phổi của bé.
  • Dừng việc thổi nếu thấy con có dấu hiệu bắt đầu thở được.
  • Di chuyển bé đến bệnh viện gần nhất. Trong trường hợp, thổi sau 10 phút mà bé vẫn chưa tự thở được, mẹ cần chuyển ngay đến bệnh viện và trên đường đi vẫn tiếp tục thổi.
  • Lưu ý, mẹ cần ủ ấm cho con trên đường đi

Co cứng, co giật

  • Tuyệt đối không được giữa chặt chân, tay của bé.
  • Không cho con bú hoặc ăn uống gì.
  • Đặt trẻ nằm nghiêng để không bị sặc phải các chất nôn.

Trẻ bị sốt

  • Đặt bé nằm và cởi bớt quần áo bé đang mặc
  • Cần chườm hạ sốt  hoặc lau người nhanh để tránh biến chứng co giật

 + Chườm nước mát ( nếu thời tiết nắng nóng): nhúng khăn vào chậu nước mát, vắt để lại một ít nước rồi đắp lên trán, bẹn và nách của bé. 5 phút lại dỡ khăn và nhúng nước lần nữa. Đồng thời theo dõi thân nhiệt của bé, ngừng chườm khăn khi nhiệt độ đã xuống 38,5 độ C

 + Lau người bằng nước ấm ( nếu thời tiện xe lạnh): đặt bé nằm ngửa, dang rộng chây tay. Nhúng khăn vào chậu nước ấm và lau người cho con. Lau nhiều những nơi bé có nhiều nếp gấp: chân, bẹn, cổ. Đều đều 5 phút lau lại một lần. Nếu thân nhiệt của con giảm 38,5 độ C thì ngừng lau. Sau đó, dùng khăn khô lau lại người cho bé rồi mặc quần áo lại.

Trẻ bị hạ thân nhiệt ( da lạnh, <36 độ C)

  • Để bé ở trần, chỉ quấn tả mõng.
  • Mẹ mặc áo rộng, đặt con vào lòng, bên trong áo. Cho con bú nếu bé có nhu cầu bú. Nếu trời lạnh có thể quấn thêm chăn bên ngoài mẹ. Việc tiếp xúc trực tiếp với da của mẹ, sẽ giúp con nhận được hơi ấm từ mẹ.

Trẻ bị nôn trớ liên tục

Trẻ có thể bị trớ sau khi ăn no. Tuy nhiên, nếu trẻ bị trớ, nôn liên tục ( nôn vọt thành tia). Đó là dấu hiệu nguy hiểm cần cấp cứu kịp thời.

  • Mẹ dùng miệng hút sạch chất dịch trong miệng, mũi bé
  • Đặt hoặc bế trẻ nằm nghiên đầu sang một bên để tránh hít phải chất dịch
  • Không nên cho trẻ bú, ăn sau khi nôn.
  • Đưa trẻ đến cơ sở ý tế ngay sau đó.

Tiếp xúc với nhiều khác hàng là những người lần đầu làm bố, làm mẹ, chúng tôi hiểu rằng mặc dù có thể họ đã học qua trường lớp đào tạo nuôi dưỡng, chăm sóc bé hay tìm hiểu trên mạng, nhưng thực tế vẫn rất lo lắng và bỡ ngỡ. Chính vì thế, mà khi khách hàng tìm đến Giúp việc 88 đều mong muốn tìm các cô giúp việc chăm bé không những yêu trẻ mà còn có kinh nghiệm chăm sóc các bé để hỗ trợ mẹ chăm sóc bé khỏe mạnh. Hy vọng với những kiến thức khoa học này, giúp mẹ và cô giúp việc nắm được để kịp thời xử lý khi con mình có những biểu hiện trên.

Có thể bạn quan tâm: http://giupviec88.com/dich-vu/giup-viec-trong-tre

Nguồn: Giupviec88.com

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline - 0967252998
CSKH - 0967252998