Đừng lơ là chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho các bé tiểu học

Bước vào tiểu học, trẻ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu giúp trẻ phát triển thể chất và cung cấp năng lượng cho trí não để bé học tập, vui chơi cùng bạn bè. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều bậc phụ huynh lại cho rằng: “ trẻ ở độ tuổi này đã biết ăn uống tự lập nên không cần phải có chế độ ăn uống riêng. Hơn nữa, bé ăn cùng gia đình nên bữa ăn của gia đình có gì, bé ăn vậy”.

Nhưng theo các chuyên dinh dưỡng: “ mặc dù ở độ tuổi này, cân nặng và chiều cao của bé phát triển chậm lại so với các giai đoạn khác. Tuy nhiên không vì thế mà mẹ chủ quan bỏ qua, vì đây là giai đoạn trẻ đang cần tích lũy chất dinh dưỡng thiết yếu để chuẩn bị  nền tảng cho quá trình phát triển tăng tốc ở tuổi dậy thì.

Không những thế, chế độ dinh dưỡng hợp lý còn đảm bảo sức khỏe ổn định cho bé, tránh tình trạng trẻ bị còi xương hay trẻ ăn quá độ dẫn đến béo phì, tiểu đường, tim mạch…Vì vậy, hội chữ thập đỏ  Việt Nam luôn phối hợp với nhà trường để phổ biến đến các bậc phụ huynh khiến thức dinh dưỡng quan trọng để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh, an toàn cho con.

Vì vậy, chế độ dinh dưỡng khoa học cho con phải đảm bảo theo tháp dinh dưỡng:

Mẹ cần phân bổ chế độ dinh dưỡng của bé theo đúng chuẩn tháp dinh dưỡng được bộ Y tế nghiên cứu và đưa ra trong giai đoạn từ 2011 - 2020 để đảm bảo con có thể chất ( cân nặng, chiều cao) cân đối và sức khỏe tốt, giúp con học hành tiến bộ.

Ngoài ra, bé cần bổ sung lượng nước hàng ngày: Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể giúp trao đổi chất, lọc thải độc tố ra khỏi cơ thể. Do vậy trẻ cần phải uống đủ 1.300 – 1.500 ml nước mỗi ngày. Trẻ nhỏ thường ham chơi nên rất ít khi uống nước hay uống khi thực sự khát nên mẹ thường xuyên nhắc nhở bé uống đủ nước cho một ngày nhé.Và mẹ có thể bổ sung các nước trái cây, sữa không đường, nước canh rau thay nước lọc cho bé hàng ngày nhé.

Cần chế biến thức ăn cho trẻ hàng ngày như thế nào?

  • Mẹ nên cho trẻ ăn no và đầy đủ dinh dưỡng vào buổi sáng để cung cấp năng lượng học tập cho cả ngày bằng các thực đơn: cháo, mỳ, cơm…và hạn chế mua đồ ăn sẵn, đồ ăn vặt cho bé ở ngoài sẽ không đảm bảo vệ sinh an toàn cho con.

  • Cho bé ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau và thay đổi luân phiên theo ngày để kích thích bé ăn uống ngon miệng.

  • Khuyến khích con ăn nhiều rau, tránh tình trạng táo bón.

  • Ăn đúng giờ, đúng bữa, không ăn đồ vặt, bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn.

  • Nấu ăn không quá mặn.

  • Chia khẩu phần ăn riêng cho bé để đảm bảo bé ăn đủ tiêu chuẩn, tránh ăn quá ít hoặc quá nhiều.

  • Hình thành thói quen vệ sinh, rửa tay chân sạch sẽ trước khi ăn cơm.

​Bạn có thể quan tâm: http://giupviec88.com/tin-tuc

Nguồn: Giupviec88.com

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline - 0967252998
CSKH - 0967252998