5 nguyên tắc VÀNG để tự nguyện đi vào kỷ luật của mẹ

Vì vậy, ngay từ giai đoạn này, các bậc cha mẹ cần định hình, uốn nắn con cái dần dần để bé đi vào kỷ luật. Kỷ luật không có nghĩa là ép buộc con làm theo ý cha mẹ. Kỷ luật là hướng con trẻ vào những điều tốt đẹp mà không cần roi vọt.

Chuyển la mắng thành khen ngợi.

Trẻ ở độ tuổi này đều mong muốn khám phá, nghịch ngơm. Do vậy, không tránh khỏi những lúc bé bày bữa, nghịch bẩn. Nhưng thay vì quát mắng, khiển trách bé thì mẹ hãy cố gắng tìm ra những điểm tích cực để khen ngợi trẻ. 
Khi được khen, bé sẽ rất hứng khởi, vui thích. Lúc này bạn có thể nhẹ nhàng, khéo léo nhắc nhở con dọn dẹp, vệ sinh. Bé sẽ làm theo lời bạn trong tâm trạng hồ hởi. Hoặc mẹ có thể chuẩn bị những phần thưởng nhỏ cho con, khuyên con dọn dẹp đồ chơi, giữ vệ sinh sẽ được thưởng quà. Chỉ cần những điều đơn giản nhưng chắc chắn bé sẽ vui vẻ và làm theo mẹ.

Ghi nhận khi con làm điều ngoan

Khi con làm được điều tốt: chia sẻ đồ ăn, nhường nhịn em bé, tự dọn dẹp đồ chơi…thì mẹ nên chớp cơ hội khen ngợi con ngoan ngoãn. Những ghi nhận từ bạn sẽ giúp bé dần nhận thức được tầm quan trọng của những việc làm tốt và bé sẽ thấy mình có ích và người lớn hơn.

Không sử dụng bạo lực với trẻ

Trẻ còn nhỏ nên chúng không nhận thức và kiểm soát được hành vi của mình, nên có thể con sẽ gây ra những hành động không tốt. Nhưng tuyệt đối mẹ không nên sử dụng đòi roi, đánh mắng, nhéo tai, tát má con. Bởi:

  • Trẻ có trí nhớ rất lâu, nếu chẳng may một lần bạn hành động như vậy với trẻ, bé sẽ nhớ rất lâu và có thể là nguyên nhân tạo khoảng cách giữa bố mẹ và con.
  • Con chưa hiểu được rằng tại sao con làm sai, khiến chúng bất bình và có thể có những ứng xử phản tác dụng.
  • Những trận đòi roi có thể gây tổn thương cho bé, khiến bé thấy bất an khi ở bên bố mẹ.
  • Việc sử dụng bạo lực, nhiều lần sẽ khiến trẻ trở nên lì lợm, khó bảo hơn. Lúc này bạn sẽ hoàn toàn bất lực trong việc giáo dục con trẻ.

Vì vậy, khi con hành động sai, đầu tiên cha mẹ nên phân tích cho con hiểu tác hại của hành động con gây ra, và động viên, an ủi con cần tránh lặp lại những hành động này.

Chuyển những quy tắc “ cấm đoán” sang “ tích cực”

Việc ra những quy định trong mỗi gia đình đều có, nhưng hầu như chúng ta không quan tâm. Bạn có để ý những đứa trẻ càng cấm đoán trẻ càng cố làm ngược lại. Do vậy, để con trẻ tuân thủ những quy tắc chung của gia đình, thì thay vì đưa ra những ý cấm đoán, bạn có thể chuyển theo hướng tích cực hơn: “cấm con không được xem ti vi quá 1 tiếng” thì bạn có thể nói “ con nhớ chỉ được xem tivi 1 tiếng nhé”. Chính cách nói chuyện tự nhiên của mẹ sẽ giúp bé mất khả năng chống đối và tự nguyện làm theo ý mẹ.Chính cách nói chuyện tự nhiên của mẹ sẽ giúp bé mất khả năng chống đối và tự nguyện làm theo ý mẹ.

Luôn bày tỏ sự yêu thương với con

Chắc bạn có nhớ, hồi nhỏ ít nhiều chúng ta đều có lần nghĩ rằng mình là con nuôi của bố mẹ nên mới bị quát mắng, đánh đập. Con em mình cũng vậy, những tâm hồn giàu trí tưởng tượng sẽ nghĩ ra đủ thứ. Do vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn cũng nên bày tỏ yêu thương với bé, để bé thấy bạn vẫn luôn ở bên, bao bọc và yêu thương con. Chính tình yêu thương sẽ khiến con nhận thức những điều tốt đẹp.

Chỉ với 5 nguyên tắc này, đảm bảo con yêu sẽ luôn ngoan ngoãn và nghe lời mẹ. Các mẹ hãy thử và kiểm nghiệm nhé!

Xem thêm chi tiết: http://giupviec88.com/tin-tuc

Nguồn: Giupviec88.com

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline - 0967252998
CSKH - 0967252998