9 xét nghiệm quan trọng trong thai kỳ mà mẹ bầu nào cũng cần biết

Xét nghiệm trước và trong thời gian mang thai là điều VÔ CÙNG  quan trọng để mẹ nắm bắt được tình hình phát triển của thai nhi và kịp thời điều trị để đảm bảo an toàn cho tính mạng cả mẹ và bé, tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

Các mẹ cần nắm bắt rõ những xét nghiệm quan trọng dưới đây nhé:

Bạn có thể quan tâm: http://giupviec88.com/dich-vu/giup-viec-trong-tre

1. Sàng lọc di truyền

Đây là xét nghiệm cần thực hiện trước khi mẹ mang thai, tuy nhiên mẹ cũng có thể thực hiện trong lần khai tham đầu tiên ( 8 tuần). Xét nghiệm này giúp phát hiện xem bố, mẹ có bị rối loạn di truyền nghiêm trọng hay không? Bởi thực tế, nhiều bố mẹ bình thường, không có biểu hiện gì bất thường nhưng lại mang gen gây bệnh và có thể lây sang con cái.

Xét nghiệm này được thực hiện bằng nước bọt, máu của cả 2 vợ chồng và tiền sử bệnh của gia đình.

2. Khám thai lần đầu tiên

Lần khám thai này, bác sỹ sẽ xác định số tuổi của thai nhi và tiến hành siêu âm 2D để xác định thai nhi nằm trong hay ngoài tử cung.

Ngoài ra, bác sỹ sẽ kiểm tra thêm để xác định bé có tim thai chưa? Tuy nhiên nếu bé chưa đủ 8 tuần tuổi thì bác sỹ sẽ hẹn mẹ khám lại vào thời gian nhất định.

3. Siêu âm đo độ dày vai gáy

Đây là lần khám thai cực kỳ quan trọng vào tuần thứ 11 – 12. Bác sỹ sẽ đo độ mờ da gáy và xác định nguy cơ mắc các bệnh Down và các bất thường khác.

Bạn tuyệt đối không nên bỏ lần siêu âm này, vì chỉ trong khoảng thời gian này, các xét nghiệm, chuẩn đoán mới chính xác. Ngoài ra, bạn sỹ cũng sẽ gửi cho bạn các viên sắt, vitamin để bổ sung dinh dưỡng cho thai phụ.

4. Xét nghiệm Triple Test

Đây là xét nghiệm chuẩn đoán nguy cơ bị rối loạn di truyền nhiễm sắc thể của thai nhi và đặc biệt chuẩn xác nhất khi thai nhi vào tuần thứ 16 – 17. Sau xét nghiệm này, bác sỹ sẽ chỉ định các xét nghiệm tiếp theo nếu cần thiết.

5. Siêu âm 4D

Thực hiện siêu âm 4D trong tuần thứ 22 – 24. Lần siêu âm này sẽ giúp nhận biết các bất thường của thai nhi: sứt môi, dị dạng, tim, hệ xương để có những can thịp kịp thời.

Ngoài ra, thời điểm này, bác sỹ cũng sẽ cho bạn biết rõ giới tính của con.

6. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm này không bắt buộc mà tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của thai phụ. Tuy nhiên xét nghiệm này sẽ giúp xác định nhóm máu của mẹ để phòng ngừa trong trường sinh nở có máu phù hợp, phát hiện Rubella, hàm lượng sắt trong cơ thể. Nếu mẹ bị thiếu sắt, bác sỹ sẽ yêu cầu bổ sung sắt kịp thời cho mẹ.

7. Xét nghiệm nước tiểu

Lấy nước tiểu của thai phụ để kiểm tra sức khỏe của mẹ, nếu bị mắc bệnh tiểu đường, nhiễm trùng tiểu đường thì bác sỹ sẽ điều trị cho mẹ để tránh ảnh hưởng đến con.

8. Siêu âm trước khi sinh

Trước khi sinh khoảng 2,3 tuần bác sỹ sẽ đề nghị siêu âm để theo dõi doppler động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra dây rốn, nước ối…Ngoài ra, cũng tùy thuộc vào tình trạng của mỗi thai phụ và thai nhi mà bác sỹ sẽ cho tiến hành các xét nghiệm khác để chuẩn bị sẵn sàng cho ngày lâm bồn.

Việc siêu âm, xét nghiệm đầy đủ theo hướng dẫn của bác sỹ để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Ngoài ra, nếu xảy ra những trường hợp cấp bách có thể tiến hành điều trị kịp thời.

Nguồn: Giupviec88.com

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline - 0967252998
CSKH - 0967252998