Giúp bố mẹ nhận biết dấu hiệu mất thính lực ở trẻ từ 1 – 3 tuổi

Những đứa trẻ khỏe mạnh, vui đùa, chạy nhảy tung tăng mọi nơi…nhìn thật hạnh phúc. Nhưng ở một nơi nào đó, có những đứa trẻ thui thủi một mình, buồn bã, không bạn bè, không đùa vui, cô đơn…thật xót xa nhường nào. Chỉ vì bé không nghe được, không cảm nhận được thế giới ngoài kia tươi vui nhường nào, những âm thanh của cây cối, của chim chóc hay tiếng cười nói của bạn bè…

Hơn ai hết, người đau lòng nhất là chính chúng ta, những người đã từng làm cha, làm mẹ - người yêu thương con cái vô cùng. Chúng ta hiểu được những mất mát, tổn thương mà những bé mất thính lực gặp phải.  Do vậy, tôi luôn muốn nâng cao nhận thức của những ông bố, bà mẹ trẻ để có thể nhận biết dấu hiệu mất thính lực ở con cái mình kịp thời. Bởi hiện tượng mất thính lực có thể xảy ra bất cứ lúc nào ở trẻ từ 1 – 3 tuổi và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí não và sự nhạy bé, linh hoạt của trẻ.

Bố, mẹ là người luôn bên con, chăm sóc cho bé hàng ngày nên sẽ dễ dàng phát hiện dấu hiệu phát triển thính giác của trẻ. Nếu con có những biểu hiện dưới đây, bố mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám cụ thể nhé.

Trẻ trong giai đoạn từ 12 – 18 tháng tuổi

  • Bé không hưởng ứng các trò chơi của mọi người: vuốt ve yêu thương
  • Bé không nhận ra tên của những người quen thuộc trong gia đình hay vật nuôi, đồ vật…
  • Con không biết làm những động tác cơ bản theo hiệu lệnh của cha, mẹ
  • Con không phản ứng lại với âm thanh phát đột ngột.
  • Bé không thể hiện những mong muốn của bản thân mình.
  • Bé không thể bắt chước nói được những từ đơn giản của mọi người.
  • Không bi ba bi bô tập nói
  • Không thể nhận dạng được các đồ vật quen thuộc khi được bố, mẹ hỏi.

Có thể bạn quan tâm: http://giupviec88.com/dich-vu/giup-viec-trong-tre

Trẻ từ 19 – 24 tháng

  • Bé không nói được nhiều hơn 3 từ đơn
  • Con không thể trả lời được các câu hỏi “ có” hoặc “ không” hay những câu mệnh lệnh đơn giản.
  • Khi mẹ muốn kể chuyện, đọc những câu chuyện cho bé, bé tỏ ra không hào hứng, thích thú.
  • Bé không thể xác định được những đối tượng cơ bản xung quanh bé: quả bóng, đồ chơi…

Trẻ được 25 – 29 tháng tuổi

  • Không phản ứng lai với các câu mệnh lệnh hai phần, như “ngồi xuống và ăn cháo của con nhé”.
  • Bé vẫn không quan tâm, hứng thú với những câu chuyện dễ hiểu, đơn giản.
  • Khi được mẹ hỏi những câu hỏi “ cái gì” và “ ai đó”...bé không hiểu và không thể trả lời được.
  • Không phản ứng với những âm thanh vừa và nhỏ được phát ra xung quanh bé.

=>Lúc này mẹ phải nhận ra được những dấu hiệu khác lạ ở con và cần đưa con đến các bệnh viên để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tình nặng thêm và ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát triển của con sau này.

Trẻ em trong giai đoạn này rất cần sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc của bố, mẹ, ông, bà. Tuy nhiên, cuộc sống bận rộn, khiến mẹ phải lo toan mọi công việc nhà cửa, cơ quan...nên mẹ không có nhiều thời gian bên con. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến mẹ phát hiện bệnh tình của con quá muộn. Nhưng giờ đây, mẹ đã có trợ thủ đắc lực - cô giúp việc chăm bé, là người sẽ hỗ trợ mẹ chăm sóc bé những khi mẹ vắng nhà, yêu thương bé và vui chơi cùng bé. Vì vậy, mẹ hãy dành thời gian lựa chọn một cô giúp việc cho gia đình mình nhé. 

Giúp việc 88 - nơi chia sẻ gánh nặng cuộc sống với mọi bà mẹ.

Nguồn: Giupviec88.com

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline - 0967252998
CSKH - 0967252998