Trong những năm gần đây, sự phát triển của lực lượng lao động người giúp việc gia đình, cũng như nhu cầu ngày càng nhiều sử dụng dịch vụ thuê người giúp việc đã và đang hình thành nên thị trường lao động giúp việc, thì các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này cũng dần được hoàn thiện.
Năm 1994 đã có đề cập đến lao động giúp việc nhưng còn rất chung chung, chưa cụ thể cũng như chưa nêu rõ quyền và trách nhiệm của mỗi người lao động. Đến năm 2012, lần đầu tiên giúp việc gia đình được công nhận là một nghề và được luật hóa. Tiếp tục đến năm 2014, các quy định về người giúp việc đã được cụ thể hóa hơn.
Các quy định của các văn bản pháp luật này đã nâng cao vị thế của lao động giúp việc trên thị trường lao động và làm nhiều người trong xã hội có cái nhìn khác về những người hành nghề giúp việc. Khi người giúp việc nhận việc sẽ được ký hợp đồng, được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, được học văn hóa, được đào tại nghề, đào tạo các kỹ năng giúp việc nhà, kỹ năng trông trẻ, chăm sóc ông bà và một số kỹ năng giao tiếp liên quan.
Nếu như trước đây, người giúp việc thường bị gọi với cái tên “Osin” thì nay hầu hết các gia đình không còn gọi, thay vào đó sẽ gọi bằng chị, cô, bác…. Điều này khẳng định lại lần nữa người giúp việc đã được xã hội nhìn nhận và tôn trọng hơn.
Mức lương của nghề giúp việc cũng được tăng lên. Tuy thời giờ làm việc, nghỉ ngơi do người lao động thỏa thuận với chủ hộ nhưng thời gian nghỉ ngơi ít nhất là 8 giờ trong ngày, trong đó có 6 giờ nghỉ liên tục. Mỗi tuần người giúp việc được nghỉ một ngày, một năm được nghỉ 12 ngày mà vẫn được hưởng nguyên lương nếu có đủ 12 tháng làm việc.
Nếu người giúp việc làm ngoài thời gian quy định, làm ngày Lễ ngày Tết thì mức lương sẽ được tính theo những thỏa thuận riêng khác.
>>> Bài viết mới nhất: Giúp việc chăm sóc người bệnh U xơ tuyến tiền
Nghề giúp việc gia đình trong tương lai
Nghề giúp việc gia đình trong tương lai sẽ rất phát triển bởi sự có lực lương lao động dồi dào cũng như nhu cầu cao của các hộ gia đình đô thị. Trên thực tế, lực lượng người giúp việc ở Việt Nam khá đông đảo nhưng chất lượng thì khá hạn chế. Lao động giúp việc chủ yếu là nữ, xuất thân từ nông thôn, hầu hết có trình độ học vấn chỉ hết cấp 2 và quan trọng nhất là gần như họ chưa được đào tạo chút gì về kỹ năng nghề nghiệp mà mình đang làm.
Không được đào tạo nghề, người giúp việc không những không có kỹ năng chuẩn về nghề nghiệp, mà còn không có được ý thức đầy đủ về giá trị của loại hình lao động mà mình đang làm. Vậy nên, dù có được pháp luật bảo vệ thì người giúp việc gia đình vẫn luôn trong thế yếu, không có đủ năng lực và sự tự tin bảo vệ quyền lợi của mình trong các mối quan hệ lao động.
Hiện nay, đã có một số công ty cung ứng dịch vụ giúp việc như giúp việc 88, giúp việc 123, giúp việc Gia hoàng có quy trình tuyển dụng và đào tạo cho người giúp việc để hướng họ nhìn nhận đúng đắn về nghề giúp việc, qua đó đào tạo cho họ những kỹ năng cơ bản và cần thiết về nghề giúp việc.
Nếu đã coi lao động giúp việc là một nghề chính thức của quốc gia thì các trung tâm cung ứng việc làm khác cũng nên lên những quy trình đào tạo người giúp việc. Nếu làm được vậy thì không những lao động giúp việc được hưởng lợi mà quản lý nhà nước trên lĩnh vực này cũng dễ dàng hơn.