Giúp việc nhà tôi không bao giờ dạy con tôi bằng cách la mắng, bạo lực hay đưa ra hình phạt im lặng cho bọn trẻ. Bà luôn để bọn trẻ được tự do trong khuôn khổ và cố gắng giải thích ý nghĩa đằng sau mỗi hành động của chúng. Bà không để cảm xúc lấn át tất cả ngay cả khi bà ấy thất vọng. Bà luôn kiên định khi đặt kì vọng vào những đứa trẻ, không quên chú ý đến những hành vi tích cực và sửa chữa những thái độ tiêu cực của chúng.
Bà giúp việc đã giải thích với tôi rằng việc chúng ta nói “không” với trẻ sẽ không thể khiến con hiểu vì sao trẻ không được phép làm điều mình muốn. Thay vào đó, bà khuyến khích tôi hãy nói “không được phép” và cho con lời giải thích đúng đắn.
Việc nói “không được phép” cũng cho bạn cơ hội để nói với trẻ những điều chúng được phép làm như một sự lựa chọn thay thế. Trẻ em có thể mô phỏng lại những gì bạn nói, và việc bạn liên tục hét lên “không” với con sẽ khiến bé học cách nói chuyện với người khác y như thế.
Người giúp việc giải thích mọi việc mình đã làm bằng cách nói chuyện với bé, như miêu tả với con trai tôi từng bước khi bà thay tã cho cậu bé, miêu tả bộ quần áo bà đang mặc hay cách bà đã làm một tách trà như thế nào. Khi đó, tôi cho rằng bà ấy cảm thấy buồn chán và phải làm như vậy để tạo hứng thú cho bản thân.
Bạn có thể sẽ cảm thấy ngớ ngẩn khi nói mọi chuyện với một đứa trẻ nhưng thực tế việc nói chuyện với bé sẽ giúp con phát triển trí não, tăng khả năng ngôn ngữ và có tác động tích cực đến sự phát triển nhận thức.
Trẻ em bẩm sinh không biết làm thế nào để giải quyết những vấn đề xã hội phức tạp, chẳng hạn như: Phải làm gì khi bị ai đó lấy mất đồ chơi, khi muốn chơi đồ chơi của một bạn khác, hay khi bị một bạn khác chen ngang lúc chơi cầu trượt?
Giúp việc của tôi thường để bé tự nói về những gì cần làm và cần nói trong các tình huống như thế và bà sẽ mô tả lại cho bé cần giải quyết thế nào để trở nên lịch sự và tế nhị với hàng xóm, bạn bè.
Một lần, khi con trai tôi khăng khăng tin vào một chuyện không hề đúng, phản ứng đầu tiên của tôi là phủ nhận cậu bé ngay lập tức. Sau đó chúng tôi tiếp tục tranh luận qua lại vài vòng xem ai đúng và ai sai. Phản ứng khi đó của tôi dường như càng kích thích sự căng thẳng của cậu bé, làm con tức giận hơn và càng chỉ tin vào đáp án của mình.
Khi thấy con gần như “nổi điên”, tôi chỉ gật đầu và mỉm cười, giả vờ như cậu bé đúng vì tôi không có đủ sức tranh luận. Giúp việc của tôi bước vào, cho bé hít một hơi thật sâu và giải thích rằng đôi khi trẻ bị khủng hoảng, và người lớn cần giải thích cho chúng biết điều gì là đúng. Bà nói với bé rằng không có gì nghiêm trọng khi bé nói ra một chuyện không chính xác. Nhờ giúp việc, con trai tôi đã học được những kỹ năng tự xoa dịu bản thân, còn tôi đã học được cách phản ứng lại với con khi bé nổi giận.
Trẻ em phản hồi tốt nhất khi bạn cúi thấp xuống và đạt đến tầm mắt của trẻ. Điều này làm cho bé cảm thấy thân mật hơn và có thể kết nối với bạn tốt hơn. Tôi nhận ra rằng khi bà nói chuyện với con tôi ở ngang tầm chiều cao của bé, cậu bé sẵn sàng nghe những gì bà ấy nói. Bởi khi đó bé cảm thấy mình được tôn trọng.
Khi tôi mang thai đứa thứ hai, tôi đã có một khoảng thời gian khó khăn để hiểu tại sao đứa con thứ hai lại có tính cách khác hẳn đứa con đầu tiên. Tôi liên tục so sánh bé với anh trai mình. Khi đó giúp việc đã nói rằng: “Bé thứ hai không phải là bé thứ nhất, cô bé không thể ngủ hay là ăn giống như anh trai mình. Chúng ta phải đối xử với bé theo một cách khác."
Bà nói đúng. Hãy công bằng với mỗi đứa trẻ và đối xử với con dựa trên những thói quen và đặc điểm riêng của bé.
Khi đang vội hay bận làm nhiều việc một lúc, cha mẹ thường ra lệnh cho trẻ mà không hề giải thích về những gì cha mẹ yêu cầu bé làm. Việc giải thích giúp bé hiểu tại sao cha mẹ yêu cầu bé làm những việc mà bé không muốn làm. Thậm chí nếu trẻ không thể hiểu được lý do, việc đưa ra một lời giải thích bình tĩnh sẽ giúp trẻ kiểm soát được cảm xúc, hạn chế căng thẳng và giảm bớt việc than phiền
Giupviec88.com