Nỗi niềm của người giúp việc gia đình

Giúp việc gia đình ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống xã hội đầy bận rộn. Các gia đình vì lo công việc xã hội đã không còn thời gian để quan tâm đến vấn đề gia đình nên đã thuê người giúp việc. Thường những người giúp việc là những lao động nhàn rỗi vùng quê, họ có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc có những nỗi niềm trắc ẩn riêng. Họ đi làm công ăn lương, nhận số tiền đúng công sức mà họ đã bỏ ra.

    Thế nhưng thực tế xã hội còn có nhiều định kiến với nghề giúp việc gia đình, coi họ là thành phần ăn bám, là “con ở”. Chính vì những định kiến đó đã khiến cho những người lao động mặc cảm, tự ti về bản thân. Không những vậy, người lao động còn có những nỗi lòng về điều kiện kinh tế, về hoàn cảnh gia đình.

  • Người giúp việc gia đình có kinh tế khó khăn.

    Những người lao động đi làm giúp việc gia đình hầu hết là những người có điều kiện kinh tế khó khăn. Có thể họ là nguồn thu nhập chính trong gia đình. Thường các gia đình làm nông không đủ sống, không đủ trang trải cho sinh hoạt gia đình: ăn, ốm đau, bệnh tật, nuôi con cái đi học… Họ mang trong mình nỗi lo về gánh nặng kinh tế.

    Hơn thế nữa làm nghề nông chưa hẳn 12 tháng trong năm họ đều có việc làm. Làm nông chỉ làm theo thời vụ. Vụ mùa xong là tình trạng thiếu việc làm xảy ra trên diện rộng. Vì vậy dẫn đến tình trạng “Nghèo nhưng nhàn rỗi”. Vậy đến lúc này biện pháp duy nhất là những người lao động phải đi tìm công việc khác hoặc tìm việc làm thêm. Và nghề giúp việc gia đình chính là nghề lý tưởng để những người lao động hướng đến.

    Như vậy, những người giúp việc họ đã có điều kiện kinh tế khó khăn, chấp nhận xa gia đình để đi làm, kiếm thêm nguồn thu nhập. Vì vậy họ đáng được xã hội tôn trọng và yêu quý, thương yêu và chia sẻ nhiều hơn là định kiến về họ.

  • NGV bị xã hội định kiến là “Osin”, “Con ở”.

Trước đây người giúp việc bị gọi là “Osin”, “Con ở” và một loạt cũng danh từ khác để nói lên rằng giúp việc chỉ là cái nghề đi phục vụ người khác và không có quyền hạn gì. Điều này đã gây ảnh hưởng không tốt đến nhiều người. Khi gia chủ chỉ coi người giúp việc là “con ở” thì sẽ có những hành động không tôn trọng, thậm chí xỉ mắng và coi đó là quyền mình có thể làm khi nhận thuê.

Thế nhưng, bây giờ nghề giúp việc đã được xã hội và pháp luật thừa nhận là một nghề như bao nghề khác: bác sĩ, giáo viên, công an… Và người giúp việc đã có quyền riêng của mình. Người giúp việc xứng đáng được tôn trọng, được yêu thương như bao người khác.

  • NGV tự ti, mặc cảm với chính bản thân.

    Chính những định kiến xã hội về nghề giúp việc nên đã gây tâm lý không tốt cho người giúp việc. Họ nhận thấy mình chỉ là con ở trong xã hội này, không được nói lên tiếng nói của bản thân. Hoặc đôi khi họ có ý tưởng hay về vấn đề nào đó cũng không dám trình bày. Họ chấp nhận bị mắng, bị chửi mà không cần biết ai mới là người sai.

    Kỹ năng giao tiếp của người giúp việc rất quan trọng. Thế nhưng chính những mặc cảm về bản thân đã khiến cho người giúp việc ngại giao tiếp hoặc giao tiếp không tốt.

  • Nỗi nhớ người thân trong gia đình.

    Người giúp việc khó khăn về kinh tế, hay bị xã hội định kiến, mặc cảm về bản thân cũng chưa là gì với Nỗi nhớ về người thân khi họ đi làm. Họ làm việc phục vụ cho gia đình khác, chứng kiến hạnh phúc của gia đình chủ, thế nhưng, con cái họ lại phải tự túc làm tất cả. Điều này dễ nảy sinh những tư tưởng không tốt đến cho người giúp việc và người thân của họ.

    Đặc biệt hơn, Nghề giúp việc gia đình có đặc thù là rất ít khi được nghỉ. Một năm may mắn xin nghỉ được 2 ngày về quê một lần để thăm gia đình. Nên có thể nói rằng chấp nhận đi làm giúp việc là chấp nhận xa gia đình trong thời gian dài.

    Qua sự phân tích trên, bạn đọc có thể thấy rằng: Nghề giúp việc gia đình cũng như bao nghề khác: làm công ăn lương, thế nhưng họ lại bị định kiến và còn có những nỗi trăn trở khác về kinh tế, về tình cảm. Vì vậy, họ xứng đáng được tôn trọng từ xã hội, từ gia đình chủ. Xã hội cần có nhìn nhận đúng đắn hơn về nghề giúp việc cũng như có thái độ tôn trọng. Gia đình chủ cần quan tâm tới đời sống tình cảm, tôn trọng các cô và nếu có thể hãy coi các cô như người thân trong gia đình để các cô gắn bó lâu dài với gia đình mình.

    GIÚP VIỆC 88 luôn mong muốn Chủ gia đình và Người giúp việc hiểu về nhau, tôn trọng nhau, gắn kết với nhau và hợp tác lâu dài.

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline - 0967252998
CSKH - 0967252998