Bánh chưng, dưa hành, thịt đông, thịt hun khói, dưa góp, bò bắp ngâm dấm, thịt heo ngâm mắm, mâm ngũ quả, bánh kẹo mứt… là những món ngon ngày Tết bạn cần chuẩn bị sớm.
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ; cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” là một nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Trải qua bao nhiêu năm lịch sử, nét văn hóa truyền thống ấy vẫn được giữ vững. Cho dù xã hội ngày càng phát triển, các món ăn trong mâm cỗ Tết cũng phong phú hơn, nhưng bánh chưng và dưa hành muối vẫn là hai món ngon ngày Tết truyền thống mà bất cứ gia đình nào cũng cần phải chuẩn bị.
Nếu bạn thuê người giúp việc Tết, bạn có thể nhờ họ gói bánh chưng thay vì mua ở các cửa hàng, như vậy không khí ngày Tết sẽ nhiều hơn và bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền.
Món ăn tuy không xa lạ nhưng bạn đã bao giờ nghĩ rằng mình có thể tự tay làm không? Đảm bảo bạn sẽ gây ấn tượng mạnh với cả nhà nhé!
Ngày tết các anh xã thường mời nhau ly rượu hoặc chút bia, với món chân giò hun khói này bạn có thể chuẩn bị từ trước Tết, khi khách đến chơi chỉ việc thái ra là đã có món nhậu ngon để tiếp khách rồi! Món này mua bên khoài giá thành không rẻ mà bạn không dám chắc về chất lượng toàn vệ sinh thực phẩm; nay bạn đã có thể hoàn toàn yên tâm với món thịt hun khói thật ngon và vệ sinh.
Ngày Tết, bên cạnh các món như canh măng, bóng xào, thịt đông, bánh chưng… thì dưa góp luôn đóng vai trò không thể thiếu trên mâm cơm nhiều gia đình.
Ngày tết, không thể thiếu mâm ngũ quả vì người Việt coi số 5 vô cùng quan trọng trong đời sống như ngũ hành, ngũ sắc, ngũ vị (trong ẩm thực), ngũ âm (trong âm nhạc). Nguyên gốc, mâm ngũ quả có các loại trái cây: mận, hạnh, đào, táo và lý (hay điều). Nhưng do điều kiện của các khu vực sinh sống người Việt có sự khác biệt, người dân từng miền không thể lúc nào cũng kiếm được đủ 5 loại trái cây này.
Từ đó dẫn đến cách trình bày mâm ngũ quả cũng có sự khác biệt giữa hai miền Bắc và Nam. Miền Trung có lẽ cũng trưng bày mâm ngũ quả giống như miền Nam. 5 thứ trái cây miền Nam thường có: mãng cầu, dừa, sung, đu đủ và xoài vì nói theo giọng Nam thì “cầu vừa đủ xài và sung túc”, còn miền Bắc thường có: chuối, bưởi hoặc quả phật thủ, đào, hồng và quýt (hoặc quất).
Người giúp việc Tết Nguyên Đán phải nắm bắt được điều này để mua sắm ngày Tết cho đúng với đặc trưng vùng miền.
Trong ngày Tết cổ truyền, cùng với “bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ” thì mứt Tết cũng là món ăn không thể thiếu, góp phần làm nên hương vị ngày xuân. Ngày Tết ngồi quây quần bên gia đình nhâm nhi đĩa mứt thơm ngon, nhấp thêm hụm trà nóng thì thật tuyệt biết bao. Những món mứt truyền thống quen thuộc đó là: mứt dừa, mứt cà rốt, mứt bí, mứt quất… Các loại bánh kẹo, hạt dưa, hướng dương… cũng là những món ăn không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền.
Tết là lúc để cả gia đình quây quần bên nhau bên mâm cỗ Tết, chúc cho nhau hạnh phúc an lành. Với người Việt Nam, những món ăn quen thuộc không thể không có trong mâm cỗ Tết đó là thịt gà luộc, nem rán, thịt đông bát canh măng nấu sương, bát canh miến. Ngày nay tuy có nhiều sự thay đổi như các gia đình có thể cho thêm các món ngon, lạ như thịt bò xào, sườn xào, hải sản vào mâm cỗ Tết nhưng những món ăn truyền thống trên vẫn là những món cần và phải có mỗi khi Tết đến xuân về.
Nếu gia đình bạn không có thời gian để mua sắm hoặc làm những món ăn ngày Tết, bạn có thể thuê người giúp việc Tết để họ trợ giúp làm những công việc đó thay bạn. Bạn sẽ dành được nhiều thời gian để chăm sóc bản thân, gia đình của mình hơn.