Thuê người giúp việc gia đình phải có hợp đồng lao động

Giúp việc gia đình đang trở thành một nghề kiếm được tiền, kể cả cơ hội việc làm trong và ngoài nước. Hiện tại là thời điểm để chúng ta suy nghĩ đến tương lai của lao động giúp việc gia đình Việt Nam, để hiểu về những thách thức có thể xảy ra khi tăng số lượng lao động làm việc trong lĩnh vực này và để phối hợp nhằm đảm bảo lao động giúp việc gia đình được bảo vệ với những quyền lợi tối thiểu, kể cả khi họ làm việc ở nước ngoài, xa quê hương, gia đình.

Một trong những điểm lưu ý hiện nay là Thuê người giúp việc gia đình phải có hợp đồng lao động để đảm bảo quyền lợi của ngời lao động cũng như của gia chủ.

Tác hại của việc Thuê người giúp việc mà không ký hợp đồng lao động

Bộ luật Lao động 2012 và sau đó là Nghị định 27/2014/NĐ-CP (quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động) đã đề cập rõ về các ràng buộc, quyền và nghĩa vụ của lao động giúp việc gia đình cũng như người thuê mướn họ (người sử dụng lao động). Tuy nhiên, thực tế các quy định của pháp luật chưa đi vào cuộc sống.

Khi công có ký kết hợp đồng thì việc người lao đông bỏ việc giữa chừng, không nói một lời làm gia chủ lao đao. Nguyên nhân cốt lõi khiến mối quan hệ giữa người giúp việc gia đình và gia chủ “đứt gánh” giữa chừng là do ngay từ đầu, họ đã không cam kết trách nhiệm, nghĩa vụ một cách đầy đủ bằng các hợp đồng, mà chủ yếu thông qua hình thức thỏa thuận miệng hoặc mối quan hệ tình cảm.

Thuê người giúp việc gia đình phải có hợp đồng lao động

Thuê người giúp việc phải ký hợp đồng lao động, trong đó có ghi cụ thể về thỏa thuận tiền lương, thưởng nếu có, mức độ bồi thường thiệt hại khi người giúp việc làm hư hỏng đồ đạc, các hành vi bị nghiêm cấm của mỗi bên.

Thỏa thuận mức lương của người giúp việc được ghi rõ trong hợp đồng

Cụ thể, mức tiền lương do hai bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng lao động. Mức tiền lương (bao gồm cả chi phí ăn, ở của người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động nếu có) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận mức chi phí ăn, ở hằng tháng của người lao động (nếu có), nhưng không vượt quá 50% mức tiền lương trong hợp đồng lao động. Hình thức trả lương, thời hạn trả lương do hai bên thoả thuận.

Trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu người lao động làm việc ngoài thời gian ghi trong hợp đồng lao động, làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương thì người sử dụng lao động phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho người lao động trong trường hợp người lao động phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động trong trường hợp người lao động phải ngừng việc mà không do lỗi của người sử dụng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Ký hợp đồng thuê người giúp việc lao động tại Công ty Giúp việc 88

Vấn đề bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động

Ngoài tiền lương, người sử dụng giúp việc gia đình phải chi trả một khoản tương đương với bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động tự lo.

Về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, theo Nghị định, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động tự lo bảo hiểm.

Trường hợp người lao động sống cùng gia đình người sử dụng lao động bị ốm, bị bệnh, người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động nghỉ ngơi, khám, chữa bệnh. Chi phí khám, chữa bệnh do người lao động chi trả, trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác.

Người sử dụng lao động không phải trả lương cho những ngày người lao động phải nghỉ việc do bị ốm, bị bệnh.

giup-viec-gia-dinh

Giúp việc gia đình tại Giúp việc 88

>>> Có thể bạn quan tâm: Vai trò của các trung tâm giới thiệu việc làm hiện nay

Mỗi tuần, người giúp việc gia đình được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục

Đối với người lao động sống cùng gia đình người sử dụng lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do hai bên thoả thuận nhưng người lao động phải được nghỉ ít nhất 8 giờ, trong đó có 6 giờ nghỉ liên tục trong 24 giờ liên tục.

Thời giờ làm việc đối với lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 8 giờ trong 1 ngày và 40 giờ trong 1 tuần; thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 1 ngày và 20 giờ trong 1 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp không thể bố trí được thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 1 tháng ít nhất 4 ngày. Thời điểm nghỉ do hai bên thoả thuận.

Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm là 12 ngày làm việc và được hưởng nguyên lương. Thời điểm nghỉ do hai bên thỏa thuận. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần.

Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày nghỉ lễ, tết theo quy định. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương cho những ngày nghỉ.

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline - 0967252998
CSKH - 0967252998