Cách giữ người giúp việc khôn khéo để họ tận tâm với gia đình bạn

“Người chủ cũng nên coi người giúp việc như người bạn, người trong gia đình. Thường xuyên quan tâm đến họ, không nên bắt họ làm mọi việc như người ở bởi ngoài quan hệ trên hợp đồng lao động, còn là tình người”

Bí quyết giữ chân người giúp việc

Làm sao để người giúp việc gia đình ở lâu dài với mình, không bỏ đi luôn sau mỗi dịp lễ tết, đó là chuyện đau đầu đối với người nội trợ. Theo kinh nghiệm của nhiều người, bên cạnh việc đối xử tốt, chủ nhà còn cần một số "mẹo" khác.

Tìm người giúp việc ưng ý đã khó, giữ chân họ còn khó hơn bởi chỉ một chút sơ sểnh là người giúp việc sẽ rũ áo ra đi tìm chủ mới. Chị Thảo (Hà Nội), một người từng thuê giúp việc cho rằng, nên tìm hiểu gia cảnh để chọn người thực sự cần đi làm để có nhu cầu giữ việc. Tốt nhất là nên biết rõ chỗ ở của họ.

Chị Phương, qua kinh nghiệm bản thân, cho rằng người giúp việc đi hay ở không phụ thuộc vào cách đối xử của chủ. Chị đối xử với người giúp việc rất tốt và bình đẳng nhưng vẫn chưa giữ chân ai được lâu. Trái lại, chị Tùng, lại luôn duy trì nguyên tắc thương yêu và chia sẻ với họ. Người giúp việc của chị không biết chữ nên chị Tùng thường dành thời gian dạy chữ cho cô gái này.

"Nhiều người bảo mình hâm vì đối xử với họ quá bình đẳng, nhưng nói thật, mình thương người giúp việc lắm" – chị Tùng nói. Đây có lẽ là bí quyết khiến người giúp việc này vẫn ở lâu với chị.

giup-viec-gia-dinh

Thỏa thuận với người giúp việc

Theo các bà nội trợ đã thành công trong việc giữ người, việc tính lương nên được bắt đầu ở mức thấp nhất so với giá thị trường để sau đó còn có dịp tăng lương. Đây cũng là cách để người giúp việc cảm thấy vui và hứng thú nhiều hơn với công việc họ đang làm. Chỉ nên trả lương vào cuối tháng.

Nếu quê xa, một năm chỉ được về 1 - 2 lần có phụ cấp tàu xe. Nếu quê gần, có thể nhiều hơn, nhưng cũng phải quy định số lần có phụ cấp, đi nhiều hơn thì tự lo tàu xe. Nghỉ cũng vậy, mỗi năm chỉ được nghỉ một số ngày nhất định, nghỉ quá trừ vào lương.

Chị Yến ở quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: "Mỗi năm, ngoài lương tháng, mình cho họ 2 lần tiền may quần áo, Tết thưởng tháng lương 13, trung thu và tết tây cho 200.000 đồng, sinh nhật tặng quà". Ngoài ra, chị dạy con phải lễ phép và tôn trọng người giúp việc. Với hai đứa trẻ này, không có khái niệm "người làm" mà chỉ biết có "bảo mẫu".

Về chuyện tăng lương, có chị cho rằng nên để gần Tết tăng; Tết về với tâm trạng được tăng lương thì người giúp việc sẽ có động cơ mau chóng trở lại hơn.

Một số phụ nữ khác lại có chiêu tặng quà cáp cho gia đình người giúp việc mỗi khi họ về quê; hoặc tặng những đồ còn tốt trong nhà mà mình ít hoặc không dùng đến.

"Về công việc, nên để người ta bận rộn một chút từ đầu, đừng để nhàn rỗi quen đi, đến lúc sinh em bé hay nhà thêm việc thấy bận lại ngại" – chị Hằng, sống ở Hà Nội, chia sẻ bí quyết.

Giữ người sau Tết

Nhiều gia đình khốn khổ vì sau Tết, người giúp việc về quê rồi ở lại luôn, hoặc nhảy sang nhà khác có mức lương hấp dẫn hơn. Hiện trạng người giúp việc bỏ đi sau tết còn do mẹo kiếm tiền của các trung tâm môi giới. Nhiều trung tâm "xúi" người giúp việc bỏ nhà này chuyển sang nhà khác với bao viễn cảnh tốt đẹp để "quay vòng", ăn tiền công.

Để đối phó, nhiều nhà giữ chân họ bằng việc giữ lại khoản thưởng Tết, hoặc tháng lương cuối cùng, đợi quay lại mới chi trả.

Có gia đình giữ người bằng cách đề nghị ăn Tết cùng gia đình với mức thưởng cao, sau tết mới về thăm quê. Điều này giúp tránh tình trạng người giúp việc về quê nghe rỉ tai chỗ này "ngon", chỗ kia "sướng" mà thay chủ, hoặc quen với không khí hội hè, đình đám mà không muốn đi làm nữa.

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline - 0967252998
CSKH - 0967252998