Hãy lắng nghe tiếng lòng của con, đừng ép con học quá nhiều

Thực trạng học sinh phải học quá nhiều đang là vấn đề đáng quan tâm hiện nay : học ở trường, học thêm ở trung tâm, học gia sư, học ở nhà…Và cháu ruột tôi cũng đang học lớp 9 trường Amsterdam, Hà Nội cũng vậy. Ngay từ khi vào lớp 1, ngoài việc học trên lớp, mẹ cháu còn cho cháu học thêm ở ngoài các môn cơ bản. Càng học cao, số môn học càng nhiều thì cùng đồng nghĩa với việc lịch học thêm ngày càng dày đặc để theo kịp bạn học, đạt kết quả cao trong các kỳ thi.

Ban ngày cháu học trên trường, chiều mẹ đón về mau mải tắm rửa, ăn cơm rồi lại đi học thêm từ 7h - 9h tối, sau đó cháu phải học ở nhà đến 11, 12h đêm mới được đi ngủ. Ngày nào cũng vậy, hôm nào tối không học thêm ở ngoài thì lại có gia sư riêng đến tại nhà. Thậm chí ngày chủ nhật, đáng nhẽ phải được nghỉ ngơi, nhưng bé vẫn phải học thêm buổi chiều.

Cháu tôi là điển hình cụ thể nhất cho tình trạng trẻ bị ép học quá nhiều, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Thực ra, việc cho con học thêm để mở mang kiến thức là điều rất tốt. Nhưng đừng ép con học quá nhiều, sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng.

Những hậu quả nghiêm trọng nếu ép buộc con cái học quá nhiều

  • Trẻ quá mệt mỏi, chán nản khi phải học quá nhiều và các bài lặp đi lặp lại giữa: học trên lớp, học thêm ở trung tâm, học gia sư tại nhà…
  • Trẻ không có thời gian nghỉ ngơi, dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, suy nhược cơ thể, có thể kéo theo tình trạng chán ăn.
  • Sự kỳ vọng và áp lực học tập có thể khiến con hoảng loạn, chán nản…học hành không tập trung, bỏ học, thậm chí có nhiều trẻ bị trầm cảm, stress, suy nghĩ tiêu cực.
  • Học kiểu nhồi nhét khiến con mụ mẫm người, thậm chí mắc bệnh rối loạn tâm thần học – thực trạng trẻ đang gặp nhiều hiện nay và còn kéo theo các bệnh lý khác: các bệnh về cột sống, lưng còng, các bệnh về mắt…

Bố mẹ phải làm gì để vừa đảm bảo sức khỏe, tinh thần của con mà con vẫn học giỏi

Bé đang ở tuổi vị thành viên, nên sẽ có nhiều biến đổi mạnh về tâm sinh lý. Hơn nữa, bé đang trong tuổi ăn tuổi chơi, chỉ cần những áp lực, thử thách quá mức trong cuộc sống sẽ gây ra những suy nghĩ tiêu cực cho con. Vì vậy, bố mẹ cần phải:

  • Bố, mẹ phải thực sự hiểu tâm, sinh lý của con, luôn đặt sức khỏe của con là điều quan trọng nhất. Bố, mẹ nghĩ rằng việc học nhiều như vậy là tốt cho tương lai của con, nhưng các con còn quá nhỏ để hiểu được và hơn nữa sức khỏe của con không đáp ứng được kỳ vọng đó. Do vậy bố, mẹ hãy đặt vào vị trí của con để hiểu con suy nghĩ và cảm thấy như thế nào.
  • Thường xuyên cho con đi khám các bác sỹ chuyên khoa, đặc biệt là bác sỹ tâm lý học để nhận biết tình trạng của con, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
  • Bỏ bớt gánh nặng học tập cho con. Hiện nay không phải cứ học tập thật giỏi là tương lai của con sẽ tốt đẹp. Thực tế cho thấy, một đứa trẻ nghiện game cũng có thể có tương lại sáng lạng nếu mẹ biết phát hiện và động viên con. Do vậy, học tập không còn quá quan trọng, hãy tập trung vào sở thích, ước mơ của con. Động viện, khích lệ con theo đuổi ước mơ, đó mới là tương lai tươi sáng của con.
  • Phân bổ thời gian sinh hoạt hợp lý cho con vừa đảm bảo sức khỏe ổn định vừa giúp con có kết quả tốt.
  • Luôn ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của con và động viên con “ kết quả không quan trọng, quan trọng là con đã cố gắng hết mình”. Và sau mỗi kỳ thi, nên đặt ra những phần thưởng xứng đáng cho bé để con hứng khởi với học tập hơn.

Bố mẹ nào cũng muốn con là “ thần đồng” nhưng phải phù hợp với khả năng và năng lực của con. Con đường phía trước con nhiều lựa chọn, không nhất thiết phải học tập thật tốt, chỉ cần con cố gắng hết mình vì điều con làm, thành công sẽ đến với con.

Xem thêm chi tiết: http://giupviec88.com/tin-tuc

Nguồn: Giupviec88.com

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline - 0967252998
CSKH - 0967252998