Bố, mẹ cần trang bị kỹ năng giữ an toàn cho con tại bể bơi công cộng

Đang kỳ nghỉ hè, bố mẹ thường cho con đi bơi tại các bể bơi công cộng vừa giúp bé luyện tập thể dục thể thao, nâng cao khả năng tự vệ trong nước vừa giúp con giải nhiệt ngày nắng nóng. Tuy nhiên, dạo gần đây cũng có không ít trẻ nhỏ vì chút lơ đãng của bố, mẹ mà bé xảy ra nhưng tai nạn đáng buồn.

Gần đây nhất là vụ việc bé trai 5 tuổi được mẹ đưa đến đăng ký học bơi ở bể bơi nằm trên đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Trong lúc mẹ đang trò chuyện cùng với thầy giáo dạy bơi, bé bất ngờ lao xuống bể bơi. Do chưa biết bơi nên bé bị đuối nước. Mặc dù có nhiều người nhảy xuống cứu nhưng bé đã tử vong.

Sự việc trên xảy ra vào ngày 2/6/2018 đã là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả ông bố, bà mẹ đang cho con đi bơi ngày hè. Hơn nữa, không phải trẻ biết bơi là không xảy ra những tai nạn không mong muốn. Do vậy, phụ huynh cần nâng cao kiến thức để bảo vệ con khỏi những tình huống bất ngờ.

Dưới đây là những lưu ý, bố mẹ cần biết:

  • Phụ huynh luôn theo dõi, quan sát con mọi lúc, mọi nơi kể cả khi con đã biết bơi để kịp thời xử trí khi con gặp nạn. Vì ở bể bơi đông người, con còn quá bé để có thể tự bảo vệ mình.
  • Cảnh báo cho con về những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trong lúc bơi. Từ đó, căn dặn con:

           - Không được tự ý xuống nước nếu bố, mẹ chưa cho phép.

           - Không chạy nhảy, đùa nghịch trên mặt bể bơi đề phòng trơn trượt.

           - Tuyệt đối không được sang bể nước sâu.

           - Không được bơi khi trời giông bão, nắng gắt.

  • Trang bị đầy đủ các vật dụng, thiết bị cần thiết cho bé khi đi bơi: mũ, kính, quần áo bơi, phao bơi…
  • Tuyệt đối không được bơi vào giờ buổi trưa ( từ 11h đến 15h chiều). Vì lúc này ánh nắng gay gắt và tia cực tím quá cao có thể khiến con bị cảm nắng. Chỉ nên cho bé bơi lội vào 2 thời điểm: từ 7h – 9h sáng và từ 16h – 18h chiều.
  • Tuyệt đối yêu cầu con phải khởi động trước khi bơi: Chỉ cần dành ra 5 – 10 phút khởi động bằng những bài tập cơ bản sẽ giúp con hạn chế những tình huống rủi rotrong lúc bơi: chuột rút, co cơ…gây nguy hiểm cho bé.

Ngoài ra, cũng cần cho con tắm tráng bằng nước ngọt trước và sau khi bơi để vừa bảo vệ nguồn nước chung và vừa bảo vệ bản thân bé tránh các bệnh về da.

  • Không cho bé ăn quá no trước khi bơi: thông thường, mẹ chỉ nên cho con ăn hoa quả, trái cây, sinh tố trước khi bơi khoảng 15 phút để cung cấp năng lượng cho bé đủ sức bơi lội. Tuy nhiên không vì thế mà lạm dụng cho bé ăn quá nhiều, đặc biệt là chất đạm, tinh bột…sẽ gây trướng bụng, nặng nề ảnh hưởng khả năng bơi lội của con.

Khi trẻ đuối nước, mẹ phải: 

  • Nhanh chóng đưa con ra khỏi mặt nước.
  • Đặt con nằm chỗ khô ráo, thoáng đãng, hạn chế mọi người vây kín. Quan sát lồng ngực của bé để biết bé còn thở hay không?

            - Nếu trẻ ngừng thở, cần tiến hành nhanh thao tác ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa xương ức. Đồng thời, kết hợp thổi ngạt trong 2 phút rồi kiểm tra xem bé đã thở chưa? Môi có hồng hào khồng? Bé đã có phản ứng gì chưa? Nếu bé không có biểu hiện gì thì tiếp tục các động tác cấp cứu và di chuyển bé đến cơ sở y tế.

            - Trẻ vẫn thở được và có dấu hiệu nôn ói thì để bé nằm nghiêng một bên để dễ dàng cho các chất nôn thoát ra ngoài

  • Cởi bỏ quần áo ướt của con và lấy chăn hoặc khăn đắp nên người bé, để giữ hơi ấm cho con.
  • Nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế, ngay cả khi bé có vẻ đã bình thường.

Hy vọng với những chia sẻ từ Giúp việc 88, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức quan trọng để bảo vệ con giúp bé thoải mái bơi lội ngày hè oi bức.

 Có thể bạn quan tâm: http://giupviec88.com/dich-vu/giup-viec-trong-tre

Nguồn: Giupviec88.com

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline - 0967252998
CSKH - 0967252998