CHIA SẺ CỦA BÀ MẸ TRẺ CÓ CON MẮC CHỨNG BIẾNG ĂN

Biếng ăn là một tình trạng rất phổ biến trong giai đoạn của trẻ nhỏ từ 1- 5 tuổi. Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn là trẻ không chịu ăn, ăn ít và ăn nhưng không đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì vậy đây là vấn đề mà các mẹ rất lo lắng và cần những chia sẻ hữu ích để con tránh được tình trạng trên và có một cơ thể khỏe mạnh. Dưới đây là tâm sự của một bà mẹ có con mắc chứng biếng ăn và hành trình giúp con có được sự hào hứng trong trong các bữa ăn mà bà mẹ trẻ này chia sẻ.

Biếng ăn ở trẻ nhỏ

Chị Vũ Thị Thu, 27 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ: “ Bé Thỏ của mình hiện giờ đã 4 tuổi, nặng 20kg và cao 99cm rất hoạt bát, khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Nhìn cháu nhiều người khen bố mẹ chăm tốt, ăn ngủ tốt và rất ít bị ốm vặt nhưng để được như ngày hôm nay gia đình mình đã bỏ ra rất nhiều công sức mới được như vậy. Bé nhà mình hồi mới sinh  nặng 3,2 kg nhưng đến tháng thứ 4 rồi mà chỉ được 7,5kg , từ tháng thứ 5 tới giờ bé ăn uống rất qua loa, biếng ăn thậm chí là bỏ ăn và sụt kg. Thời gian đó mình thật sự stress, nhiều khi nghĩ thấy chán và không muốn làm gì hết, cứ tới bữa ăn của bé là cả mẹ con đều khóc, mẹ ép con ăn, từ nhẹ cho đến mạnh, rồi đánh, rồi tát con....” Thậm chí chị chia sẻ rằng chị đã hỏi han khắp nơi, tìm tòi trên tất cả các trang mạng xã hội, rồi đến tất cả các khoa nhi của các bện viện để tìm cách khắc phục tình trạng này và đã đúc kết ra một số nguyên nhân mà bé nhà mình mắc phải.

Một số nguyên nhân dẫn đến trẻ biếng ăn như:

Thứ nhất: Do công việc bận rộn nên mình đã cho con ăn dặm quá sớmtừ tháng 4 mà theo thông thường đến tháng thứ 6 mới nên cho con ăn dặm. Từ đó dẫn đến bé nhà mình bị rối loạn tiêu hóa, mất men tiêu hóa trong ruột non nên bé không  thấy đói và muốn ăn,khi ăn hay nôn ọe.

Thứ 2: Mua thuốc lung tung từ các cửa hàng thuốc mà không có đơn của các bác sĩ (men tiêu hóa, thuốc bổ…) dẫn đến tình trạng thuốc trị không đúng bệnh của bé dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng thuốc, rối loạn tiêu hóa...

Thứ 3: Ép bé ăn quá nhiều và đổi quá nhiều các loại sữa ngoài thay vì dùng sữa mẹ.

Một số bí quyết tránh cho trẻ biếng ăn:

Từ những nguyên nhân trên, thông qua tư vấn của các mẹ có con biếng ăn và các bác sĩ chuyên khoa nhi mình rút ra được một số bí quyết để tránh con biếng ăn như:

  • Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn hoặc ăn vặt nhiều lần trong ngày. Nhiều mẹ hay có thói quen cho các bé ăn thỏa thích các món ăn vặt như kẹo bánh, sữa, hoa quả…trong ngày là rất không tốt. Khi các bé đã ăn thỏa thích các món ăn vặt thì bé sẽ không còn cảm giác thèm ăn và không muốn ăn nữa. Chúng ta chỉ nên cho bé ăn vặt một lần mỗi ngày và chỉ cho ăn sau khi bé đã ăn bữa chính.
  • Không nên kéo dài bữa ăn của bé quá 30 phút và để bé tự ăn. Một số bố mẹ hay có thói quen ép bé ăn hoặc lừa chúng ăn bằng một thứ gì đó và điều này là không nên nhé. Khi bố mẹ lặp đi lặp lại hành động này nhiều lần trẻ sẽ hình thành nên cơ chế tự bài xích, tránh ăn và thậm chí là ngậm chặt miệng không ăn. Điều này rất nguy hiểm bởi vì nếu bé nhà bạn không ăn trong thời gian dài sẽ dẫn đên tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
  • Tạo cho bé thói quen tự xúc cơm ăn. Trong khoảng từ 7 - 9 tháng tuổi chúng ta có thể cho bé tập bốc ăn. Khoảng 1 tuổi trở lên, chúng ta có thể cho bé  tập cầm thìa để tự xúc cơm ăn. Trong giai đoạn này bố mẹ không nên ngại, sợ con bị bẩn bởi lúc đầu bé có thể chỉ nghịch thức ăn nhưng lâu dần bé sẽ thấy thích thú và muốn khám phá bữa ăn. Bên cạnh đótừ hành động tự xúc thức ăn cũng tạo nên thói quen tự lập, không ỷ lại vào người lớn của trẻ.

Cách điều trị cho trẻ mác chứng biếng ăn

  • Hãy để cho con bạn tự quyết định bữa ăn của chính mình. Công việc của bố mẹ lúc này là chuẩn bị cho bé những món ăn đầy đủ dinh dưỡng và bắt mắt. Bố mẹ nên để cho bé tự chọn món ăn mà chúng thích và nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để con bạn không cảm thấy đói nhé.
  • Không nên cho bé uống quá nhiều sữa trong ngày. Dẫu biết uống sữa là rất tốt cho quá trình phát triển về thể lực và trí tuệ của bé nhưng nếu chúng ta cho bé uống quá nhiều sữ trong ngày cũng gây ra một số tác dụng phụ. Từ 1- 5 tuổi, bé nhà bạn chỉ cần uống1 - 2 ly sữa tươi (khoảng 200-300ml) mỗi ngày là đủ, nếu uống nhiều quá sẽ làm cho bé bị táo bón và thiếu sắt.

⇒ Đọc thêm: Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non chỉ với 3 "nguyên tắc vàng"

Giupviec88.com

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline - 0967252998
CSKH - 0967252998