Những điều cần lưu ý trong ngày ông Công ông Táo

Tết ông Công ông Táo là nét đẹp văn hóa được lưu truyền bao đời này của người Việt Nam. Hãy cùng giúp việc 88 tìm hiểu về những điều tuyệt đối không nên làm vào ngày ông Công ông Táo nhé.

Theo tín ngưỡng dân gian, ông Công ông Táo là các vị thần bếp chuyên trông nom các việc bếp núc của toàn bộ gia đình . Cứ đến ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo lại cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo mọi việc đã xảy ra trong một năm qua của gia đình với Ngọc Hoành.

Hàng năm, cứ đến ngày này các gia đình lại chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo với lòng thành và sự kính cẩn để tỏ lòng biết ơn đối với các ngài. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng nắm được các phong tục và quy trình cúng trong ngày lễ truyền thống đó. Để có một cái Tết ông Công ông Táo thật đẹp và ý nghĩa, Giúp việc 88 xin chia sẻ những điều cấm kị không nên làm cho mọi nhà vào ngày này nhé:

Mâm cúng không được đặt dưới bếp

Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng ông Công ông Táo sẽ được thực hiện ngay ở ban thờ gia tiên chứ không nên đặt ở ban thờ Phật hoặc lập riêng ban thờ Táo quân ở bếp. Bởi vì, ông cha ta quan niệm rằng bếp là nơi đun nấu, không phải nơi để cúng lễ. Mâm cỗ cúng cần được thực hiện ở nơi trang nghiêm, sạch sẽ nhất trong nhà.

Mâm cỗ cúng trong ngày ông Công ông Táo

Cúng lễ sau 12h trưa ngày 23 tháng Chạp

Từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12h  ngày 23 tháng Chạp, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để làm lễ cúng ông Công ông Táo.

Năm nay,  theo các chuyên gia phong thủy, giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo là từ 9h – 11h ngày 23 tháng Chạp. Đây là giờ Tỵ và cũng là giờ hoàng đạo để đưa ông Công ông Táo về trời.

Theo ông cha ta ngày xưa, thì vào 12h ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công  ông Táo đã bay về chầu trời chính vì vậy việc cúng lễ cần cúng trước giờ này.

Khấn xin tài lộc

Việc cầu xin tài lộc, may mắn, sung túc trong ngày này là không nên.  Lễ cúng 23 tháng Chạp mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo việc lớn việc nhỏ của gia đình trong năm. Các gia đình chỉ nên khấn xin Táo quân báo những việc tốt đẹp trong năm.

Rán cá chép để cúng

Việc lấy các chép rán để cúng trong ngày này là một điều tối kị và không nên. Một số gia đình thường cho rằng việc phóng sinh cá là không cần thiết và thay vào đó là rán lên để cúng ông Công ông Táo. Đây chính là một trong những điều đại kị khi cúng ông Công ông Táo.

Thả cá chép từ trên cao

Trong ngày này, cá chép là tương trưng chính cho các vị thần linh. Sau khi cúng lễ và thả cá chép, chúng ta không nên thả cá từ trên xuống vì như vậy cá sẽ chết. Khi thả cá chúng ta nên dùng tay, thả cá từ từ xuống nước, sau đó nhẹ nhàng để cá tự bơi ra.

Thả cá vốn có ý nghĩa đẹp trong ngày ông Công ông Táo nhưng nếu chúng ta thả không đúng cách sẽ gây ra rất nhiều hậu quả tiêu cực. Thả cá không đúng cách không những làm mất đi ý nghĩa tâm linh mà còn gây ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng.

⇒ Đọc thêm: Các lí do mà bạn nên chọn người giúp việc Tết tại Giúp việc 88

Giupviec88.com

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline - 0967252998
CSKH - 0967252998