Các nguy cơ mà trẻ em đang phải đối mặt hiện nay

Trẻ em chính là những mầm non, tương lai của đất nước. Cần có những kế hoạch bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em để các em phát huy sức mạnh của bản. Hiện nay trẻ em đang đứng trước những thách thức và nguy cơ. Hãy cùng Giúp việc 88 tìm hiểu xem các nguy cơ đó là gì nhé.

Các vấn đề đến từ xã hội

Hiện nay, trẻ em đang sống trong một môi trường mất an toàn cả ở thành thị và nông thôn. Các tệ nạn xã hội như: nghiện hút, tiêm chích, thiếu sân chơi lành mạnh, môi trường sống ô nhiễm và các vấn đề về giao thông. Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, sự chênh lệch lớn về đẳng cấp. Có nhiều trẻ thiếu kiến thức xã hội, môi trường vệ sinh, chất lượng giác dục và y tế kém, đói nghèo, thiếu định hướng nghề nghiệp…Nhiều trẻ em phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình, bạo lực học đường. Đó là những vấn đề gây nhức nhối và thách thức trong xã hội Việt Nam hiện nay.

Các vấn đề từ gia đình     

Các phụ huynh quá kỳ vọng vào con em mình nên gây áp lực không nhỏ cho trẻ em. Có những trẻ bị chính cha mẹ bắt ép học quá nhiều, không có thời gian vui chơi, giải trí. Các em trở nên thụ động và chỉ biết làm theo người lớn sắp đặt, không có chính kiến riêng. Các em không có quyền được nói lên mong muốn, nguyện vọng của bản thân. Chính vì vậy, hiện nay có rất nhiều trẻ rơi vào tình trạng trầm cảm, tự kỉ, không  kiểm soát được bản thân.

Ăn uống thừa, thiếu chất cũng dẫn đến tình trạng trẻ em dậy thì sớm hoặc còi xương, suy dinh dưỡng và đó là tiềm ẩn của nhiều loại bệnh tật đối với các bé.

Các vấn đề từ nhà trường

Nhiều thầy cô giảng bài trên lớp chưa nhiệt tình, hết khả năng, năng lực. Các vấn đề dạy thêm ngoài trường tràn lan, chưa quản lí chặt chẽ. Các em phải chịu nhiều thiệt thòi do nền giáo dục áp đặt. Chính vì vậy đã làm các em không năng động, không có sự sáng tạo, sáng tạo thì lại không được ghi nhận. Quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội chưa thực sự mật thiết. Tình trạng mất đoàn kết giữa các thành viên trong các lớp học dẫn đến xô xát, bạo lực sảy ra thường xuyên. Nhà trường chưa sát sao trong việc quản lí cũng là một trong các yếu tố dẫn đến các tình trạng trên.

Các vấn đề từ bản thân các em

Trẻ em nghĩ quá nhiều đến hưởng thụ mà không quan tâm đến cống hiến. Trẻ không quan tâm, vô cảm với mọi người. Một số bạn trẻ lôi kéo các bạn khác gây bè phái, mất đoàn kết, đánh nhau, bôi xấu bạn bè trên các mạng xã hội. Nhiều em không quan tâm đến các hoạt động gia đình, lười biếng…

Trẻ quá lạm dụng mạng xã hội

Các vấn đề từ các cơ quan chức năng

Các cơ quan chức năng thì không dành sự quan tâm đúng mực cho trẻ em, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm. Những người tâm huyết, muốn cống hiến lại không có tiếng nói, không có cơ hội cống hiến.

⇒ Đọc thêm: Dạy trẻ những kỹ năng cơ bản khi tiếp xúc với người lạ

Giupviec88.com

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline - 0967252998
CSKH - 0967252998