Whitmore - Những điều cần biết về căn bệnh "vi khuẩn ăn thịt người"

Hiện nay bệnh Whitmore -  "vi khuẩn ăn thịt người"chưa có bất kỳ vắc-xin tiêm phòng hay các khuyến cáo nào về sử dụng kháng sinh dự phòng. Chính vì vậy mọi người cần hết sức lưu ý và cẩn trọng theo dõi tình trạng của bệnh để biết cách phòng tránh cho gia đình mình nhé!

Hãy cùng GV88 tìm hiểu về căn bệnh trên và có những biện pháp phòng tránh cho các thành viên trong gia đình.

Dấu hiệu nhận biết bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore có rất nhiều triệu chứng và dấu hiệu khác nhau nên rất khó để chẩn đoán các triệu chứng về bệnh. Chúng ta có thể phát hiện thông qua một số dấu hiệu thông thường như:

  • Nhiễm trùng cục bộ: Người bệnh sẽ bị đau hoặc sưng cục bộ, sốt, loét, áp xe tại vị trí bị nhiễm trùng
  • Nhiễm trùng phổi: Sốt cao, đau đầu, đau ngực kèm ho, chán ăn...
  • Nhiễm trùng máu: Sốt, đau đầu, suy hô hấp, đau khớp, khó chịu, tức ở bụng...
  • Nhiễm trùng lan tỏa: Sốt, giảm cân, đau dạ dày hoặc ngực, đau cơ hoặc khớp, đau đầu, co giật hoặc có các cơn động kinh...

Nguyên nhân gây ra bệnh Whitmore

Vi khuẩn ăn thịt người Whitmore được tìm thấy trong nước và đất. Bệnh Whitmore chủ yếu xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở, xây xước hoạt do tai nạn. Chính vì vậy, các con đường lây nhiễm của bệnh thường thông qua các nguyên nhân sau:

  • Hít phải bụi bẩn có chứa vi khuẩn.
  • Ăn thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm khuẩn.
  • Tiếp xúc với đất hoặc nước bị nhiễm khuẩn, đặc biệt qua các vết trầy xước trên da.

Cách phòng tránh bệnh Whitmore

Hiện nay bệnh Whitmore chưa có vắc xin phòng bệnh và chữa bệnh nên gia đình bạn cần lưu ý:

  • Nếu cơ thể có vết thương hở, cần băng bó cẩn thận để hạn chế nguy cơ vết thương tiếp xúc với vi khuẩn.
  • Mang khẩu trang khi tiếp xúc với khu vực không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn.
  • Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ chế biến thức ăn, đặc biệt đừng quên khử trùng dao sau khi cắt thịt cá sống.
  • Nếu bạn có thói quen uống các sản phẩm sữa tươi, hãy chắc chắn rằng chúng đã được tiệt trùng.
  • Khi làm việc trong môi trường có tiếp xúc với đất hoặc nước, bạn nhớ mang ủng và găng tay bảo vệ.

Khi tiếp xúc với đất và nước cần có đồ bảo hộ

  • Tránh tiếp xúc với đất và nước bị ô nhiễm nếu bạn đang có vết thương hở hoặc bệnh tiểu đường, thận mãn tính.

Lưu ý

  • Đây không phải là bện truyền nhiễm và hiện tại chưa thấy trường hợp hợp nào lây bện từ người sang người
  • Côn trùng không là tác nhân truyền bệnh
  • Thời gian ủ bệnh kể từ khi tiếp xúc với vi khuẩn đến khi xuất hiện triệu chứng thường là từ 1 - 21 ngày và người bệnh không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi phát bệnh.

Đọc thêm: Mẹo vặt chăm sóc trẻ nhỏ bố mẹ nên biết

Xem thêm tại: https://giupviec88.vn/

Giupviec88.com

 

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline - 0967252998
CSKH - 0967252998